Tê tay chân là biểu hiện mà bất kỳ ai cũng đều trải qua 1 lần trong đời. Tưởng chừng là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi ngồi hoặc đứng lâu, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì đó là biểu hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Contents
Tê tay chân là tình trạng gì?
Tê tay chân là tình trạng các chi của cơ thể mất cảm giác hoàn toàn. Khi bị tình trạng này, bạn sẽ không cảm giác được mọi vật xung quanh và không thể vận động trong thời gian ngắn.

Tê tay chân thường xuất hiện ở đầu ngón tay với biểu hiện châm chích, giảm cảm giác. Các triệu chứng sẽ ngày càng nặng thêm và lan dần ra hết bàn tay và bàn chân. Trong đó, người già và phụ nữ mang thai thường hay gặp tình trạng này.
Lý do khiến bạn bị tê bì chân tay là gì?
Tê tay chân do sinh lý của cơ thể
Tê tay chân do nguyên nhân sinh lý là do hệ quả của tác nhân cơ học. Khi điều chỉnh thói quen sinh hoạt sẽ thuyên giảm triệu chứng.
Xem Thêm: Chữa tê tay chân bằng đông y tiết kiệm và hiệu quả

- Hoạt động không đúng tư thế: Khi ngồi, đứng hoặc quỳ quá lâu, mặc đồ bó sát sẽ gây áp lực lên dây thần kinh và giảm lưu thông máu gây tê tay chân.
- Chấn thương ở tay và chân: Chấn thương nghiêm trọng ở vùng tay và chân khiến thần kinh chèn ép và gây di chứng tê tay chân về sau.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết từ lạnh sáng nóng và ngược lại sẽ khiến cơ thể khó thích nghi và xảy ra tê bì và rối loạn cảm giác.
- Nhiễm độc và Stress: Khi bạn hít phải kim loại nặng, hóa chất độc hại sẽ cản trở máu lưu thông và xuất hiện triệu chứng tê, bì. Ngoài ra, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Một số bệnh lý gây tê tay chân
Ngoài nguyên nhân cơ học thì nguyên nhân bệnh lý khiến tình trạng tê tay chân ngày càng nặng hơn, bao gồm:

- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép dây thần kinh cột sống và dẫn tới tê tay chân, khó vận động.
- Rối loạn chuyển hóa: Khi mắc bệnh này, cảm giác ở tay và chân không còn nhạy bén như trước và tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn.
- Tim mạch: Chức năng tim hoạt động kém sẽ khiến lượng máu lưu thông không đủ cho cơ thể và gây ra hiện tượng tê tay chân kéo dài.
- Các bệnh lý khác: Thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, hẹp ống sống, đa xơ cứng, tiểu đường là một trong những bệnh gây nên tê tay chân.
Làm sao để nhận biết bệnh tê tay chân?
Tê tay chân có nhiều biểu hiện nên bạn rất dễ nhận biết bệnh. Bạn có thể tham khảo qua các biểu hiện dưới đây:

- Ngón tay và ngón chân có cảm giác tê nhức, ngứa nhẹ và khó chịu.
- Ở bàn chân, bắp chân thường hay bị chuột rút, nhất là khi ngủ.
- Cánh tay và cẳng chân thường xuyên bị tê buốt, khó cử động trong thời gian ngắn.
- Tay và chân mất cảm giác và kéo dài từ 3 – 5 phút. Xuất hiện cơn đau mỏi cơ khiến bạn mệt mỏi.
Tê tay chân gây ra những biến chứng gì?
Không chỉ ảnh hưởng tới vận động và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh tê tay chân còn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Mất cảm giác ở tay và chân, cử động khó khăn và đau buốt kéo dài.
- Ở vùng tay và chân thường xuyên bị tê sẽ khiến máu không thể lưu thông và gây hoại tử.
- Giảm sức lao động và có thể cắt chi nếu liên quan tới bệnh lý tim mạch, tiểu đường,…
- Tay hoặc chân thay đổi hình dạng, người bệnh dễ quên, chóng mặt,…
Phòng ngừa bệnh tê tay chân bằng cách nào?
Tê tay chân có thể phòng ngừa và chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện sớm cũng như sinh hoạt, vận động đều độ như:

- Thường xuyên tập thể thao, tăng cường vận động giúp khớp dẻo dai.
- Nên ngâm tay và chân trong nước muối ấm mỗi tuần 1 lần, xoa bóp thường xuyên.
- Bổ sung đầy đủ chất khoáng, vitamin và cân bằng chế độ ăn uống
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ, hạn chế sử dụng máy tính trên 8 tiếng/ngày.
- Không dùng thuốc lá, bia rượu và cai các chất kích thích.
Xem Thêm: Phương pháp trị tê tay chân được nhiều người áp dụng
Tê tay chân không chỉ là triệu chứng thông thường mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, ngay từ khi có dấu hiệu bạn nên đi thăm khám để có cách khắc phục kịp thời và có phương án điều trị phù hợp và an toàn nhất.
Hiện nay, Phòng khám Đông y An Đông tự hào là cơ sở chữa bệnh bằng đông y uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện nào về sức khỏe, bạn hãy tới phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!