Bệnh đau vai gáy là bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 30 – 45 tuổi và ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mà bạn cần quan tâm và thăm khám sớm.
Contents
Đau vai gáy là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao?
Đau vai gáy là tình trạng nhức mỏi tại vùng cổ gây khó khăn khi vận động cũng như đau nhức vai gáy kéo dài. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây đau dữ đội, khó quay cổ và hạn chế vận động vùng vai gáy.

Đau vai gáy trong tình trạng bệnh nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Đối với bệnh nặng sẽ gây biến dạng cột sống cổ, chèn ép mạch máu dẫn tới đột quỵ, thoái hóa cột sống cổ,…
Dấu hiệu nhận diện bệnh đau vai gáy là gì?
Ngoài cảm giác đau ở phần cổ, vai khi di chuyển hoặc vận động mạnh thì người bệnh có thể nhận diện đau vai gáy qua triệu chứng dưới đây:

- Đau vai gáy vào bữa sáng: Khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vào sáng người bệnh dễ bị đau mỏi vai gáy và cứng khớp cổ.
- Vận động khớp cổ hạn chế: Vùng vai gáy của người bệnh thường bị tê, nhức và khó vận động như bình thường. Khi xoay cổ, cử động vai thì rất đau đớn.
- Đau từ vai xuống cánh tay: Cơn đau mỏi vai gáy thường có xu hướng lan rộng ra cánh tay làm cơ tay yếu, mất sức vận động.
- Đau vai gáy còn có một số dấu hiệu nhận diện bệnh khác như: chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường hay mệt mỏi, chán ăn,…
Xem Thêm: Chữa đau vai gáy bằng Đông y có hiệu quả như lời đồn?
Đau vai gáy xảy ra do đâu?
Thói quen sinh hoạt không phù hợp kết hợp với một số bệnh lý khiến bạn thường mắc đau vai gáy. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân dưới đây:

- Bệnh nền: Gai cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp là những bệnh chính gây đau vai gáy.
- Dây thần kinh rối loạn: Hệ thống dây thần kinh ở cổ, vai, gái bị căng quá mức cũng dẫn đến bệnh đau vai gáy.
- Hoạt động sai tư thế: Nằm gối quá cao, cúi đầu thường xuyên, ngồi quá lâu hay ngồi gù lưng rất dễ phát sinh đau vai gáy.
- Căng thẳng quá mức: Thần kinh thường hay lo nghĩ, suy diễn, căng thẳng quá mức sẽ gây tác động xấu lên hệ xương khớp và dẫn tới bệnh.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh đau vai gáy tại nhà
Cách chăm sóc người bệnh đau vai gáy đúng cách
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau vai gáy và trang bị cho mình kỹ năng chăm sóc bệnh như:

Xem Thêm: Tìm hiểu ngay cách chữa đau vai gáy phổ biến hiện nay
- Khi ngủ không kê gối quá cao, không nên tắm nước lạnh và không ngồi làm việc quá lâu.
- Chườm nhiệt ngay vùng vai gáy để giúp giãn cơ và tăng tuần hoàn máu.
- Khi thấy có triệu chứng đau vai, nhức mỏi nên nghỉ ngơi nhiều.
- Bạn có thể dùng một số thảo dược như ngải cứu, gừng tươi để chườm lên vùng vai gáy.
Cách phòng ngừa bệnh đau vai gáy hiệu quả
Đau vai gáy là bệnh dễ tái phát cũng như phổ biến hiện nay. Vì thế, phòng ngừa bệnh là điều cần thiết bằng những cách dưới đây:

- Phòng ngừa mỏi vai gáy cũng như tăng vận động xương khớp bằng cách tập thể dục.
- Không tắm nước lạnh ngồi làm việc trước khi ngủ khoảng 1 – 2 giờ.
- Thư giãn cơ bắp bằng những bài tập nhẹ và giữ ấm cho cơ thể.
- Hạn chế những môn thể thao vận động cổ nhiều như cầu lông, không cúi, gập cổ quá lâu.
Đau vai gáy là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến và rất dễ mắc phải. Vì thế, việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết cũng như có phương pháp chữa bệnh đau vai gáy kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên tập thói quen sống khoa học và vận động hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hiện nay, Phòng khám đông y An Đông tự hào là cơ sở chữa bệnh uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện nào về sức khỏe, bạn hãy gọi ngay tới phòng khám qua số điện thoại: 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!